Theo y văn, ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm thải bỏ vi sinh vật, chất tiết và vật thể lạ ra khỏi đường thở, bảo vệ hệ hô hấp, phòng ngừa bệnh. Ho cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý, chủ yếu bệnh lý đường hô hấp như: hen suyễn, viêm phế quản, lao, giãn phế quản,… Ho về đêm kéo dài nếu không can thiệp gây ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ và sức khỏe người bệnh, vậy làm sao để điều trị?
1. Một số nguyên nhân chính gây ho về đêm kéo dài
Ho
về đêm thường là những cơn ho dai dẳng, kéo dài, ho khiến người bệnh tỉnh giấc
hoặc rối loạn giấc ngủ. Có hai dạng ho về đêm kéo dài là ho có đờm và ho khan.
Khác
với ho phản xạ bình thường, ho về đêm kéo dài thường do nguyên nhân bệnh lý
như:
1.1. Nhiễm trùng đường hô hấp
Ở
nước ta, hầu hết các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp gây ho kéo dài, nhất
là ho về đêm là do lao phổi. Đây là bệnh lý nặng, tiến triển nhanh và để lại
nhiều di chứng nên cần chẩn đoán và điều trị sớm.
Triệu
chứng ho kéo dài về đêm thường ở giai đoạn lao phổi tiến triển, ngoài ra bệnh
nhân cũng xuất hiện các triệu chứng như: ho ra máu, đờm vướng máu, cơ thể mệt mỏi,
kém ăn, gầy sút, ra mồ hôi đêm, đau ngực nặng, khó thở,…
1.2. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào
ngược acid dạ dày thực quản là dạng bệnh mạn tính, khó điều trị và dễ tái phát.
Với tư thế nằm ngủ và hoạt động của dạ dày vào ban đêm, acid dễ dàng trào ngược
lên thực quản, gây kích thích niêm mạc và dẫn tới phản xạ ho. Đây cũng là
nguyên nhân thường gặp gây ho dai dẳng về đêm.
Có
thể nhận biết ho về đêm là do trào ngược dạ dày thực quản qua các dấu hiệu bệnh
khác như: ợ nóng, ợ chua, đau ngực, đau họng mạn tính, khàn giọng, có cảm giác
đau rát và như có khối nghẹn ở cổ họng,…
1.3. Hội chứng chảy dịch mũi sau
Hội
chứng chảy dịch mũi sau không được nhiều người biết đến mặc dù bệnh khá phổ biến,
gây ra tình trạng dịch nhầy chảy từ khu vực mũi xuống họng. Tình trạng này về
đêm thường xảy ra nhiều hơn do tư thế nằm và tác động của thời tiết, gây kích
thích ho dai dẳng.
Đặc
biệt khi cơ thể bị cảm lạnh, dị ứng, mắc cúm hay bệnh lý hô hấp, dịch nhầy mũi
xuất hiện nhiều hơn và triệu chứng của hội chứng này cũng rõ ràng hơn. Bệnh
nhân không chỉ bị khó thở, khó chịu đường họng mà ho kéo dài về đêm còn gây mất
ngủ, mệt mỏi, bệnh hô hấp nặng hơn.
Có
thể nhận biết hội chứng này qua các triệu chứng khác như: Cảm giác khó nuốt, chảy
nước mũi về đêm, đau họng, cảm thấy có khối vướng trong họng.
1.4. Hen phế quản
Hen
phế quản là một dạng viêm đường thở mãn tính gây ra co thắt, tăng tiết dịch nhầy
và phù nề đường thở. Ho dai dẳng về đêm là triệu chứng tiêu biểu của bệnh này.
Ho khan là dấu hiệu thường gặp trong những cơn hen bình thường, nhưng khi có bội
nhiễm sẽ chuyển thành ho có đờm, xuất hiện nhiều nhất vào tầm ban đêm và gần
sáng do thời tiết lạnh kích thích.
Hen
phế quản gây ra nhiều triệu chứng hô hấp khác ngoài ho như: có tiếng rít khi thở,
khó thở, thở khò khè, ho đi kèm với cơn khò khè, cảm giác đau ngực, nặng ngực,…
1.5. Giãn phế quản
Khoảng
4% trường hợp ho kéo dài về đêm là do giãn phế quản, có thể kèm theo ho ra máu,
khó thở, nhiễm trùng hô hấp mãn tính,…
1.6. Ung thư phế quản
Nếu
ho về đêm kéo dài ở người hút thuốc lá lâu năm hoặc đã từng hút thuốc nhưng đã
bỏ, kèm theo ho ra máu thì nên sớm đến bệnh viện kiểm tra. Chụp X-quang phổi,
CT ngực, nội soi và sinh thiết phế quản thường được chỉ định để chẩn đoán ung
thư phế quản.
1.7. Tác dụng phụ của thuốc
Bệnh
nhân tăng huyết áp hoặc mắc bệnh lý tim mạch khác thường được chỉ định thuốc hạ
áp, nhóm ức chế men chuyển gây ra tác dụng phụ là ho khan. Ho khan do thuốc thường
xuất hiện sau điều trị, có thể sớm sau 1 tuần hoặc muộn sau 6 tháng. Khi ngưng
thuốc, cơn ho về đêm sẽ được cải thiện, cần cẩn thận nếu nó kéo dài không dứt.
2. Ho về đêm kéo dài ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
Đêm
là lúc cơ thể cần nghỉ ngơi tuyệt đối nhằm hồi phục sức khỏe, hệ miễn dịch của
cơ thể sau một ngày dài hoạt động. Vì thế, ho về đêm kéo dài là nguyên nhân gây
mất ngủ, mệt mỏi, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Do
thời tiết ban đêm lạnh hơn, cũng là lúc hệ hô hấp hoạt động mạnh mẽ để đào thải
chất độc và các tác nhân gây bệnh nên thường gây ra những cơn ho liên tục, dai
dẳng, kéo dài. Người bệnh dễ bị mất tiếng, khàn tiếng vào hôm sau, sức khỏe hô
hấp cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Khác
với phản xạ ho tự nhiên vào ban ngày, ho về đêm kéo dài thường là biểu hiện bệnh
lý, cần tìm ra nguyên nhân và điều trị bệnh lý gốc rễ này mới có thể cải thiện
được tình trạng ho. Vì thế không nên chủ quan khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu ho
về đêm này.
3. Những cách đơn giản giúp giảm tình trạng ho về đêm kéo dài?
Nhiều
bệnh nhân khi ho về đêm kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ đã tự ý dùng
thuốc giảm ho, song đây không phải là biện pháp lâu dài và hiệu quả. Thay vào
đó, người bệnh nên lưu ý:
3.1. Không tự ý sử dụng thuốc
Cần tìm ra nguyên nhân bệnh lý gây ho kéo dài về đêm và điều trị chính xác, tự ý sử dụng thuốc giảm ho, thuốc điều trị khác có thể khiến bệnh nặng hơn, kèm theo tác dụng phụ và biến chứng. Đặc biệt khi cơ thể nhờn thuốc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
3.2. Vệ sinh vùng mũi họng sạch sẽ
Ho
về đêm có thể do nhiễm trùng và bệnh lý do vi khuẩn, vì thế khi vệ sinh sạch sẽ
vùng mũi họng bằng nước muối sinh lý sẽ tiêu diệt được vi khuẩn. Ngoài ra, nước
muối cũng có tác dụng giảm viêm, làm dịu cơn ho và ngứa cổ họng.
3.3. Hạn chế tiếp xúc với môi trường độc hại
Môi
trường nhiều khói bụi, lông động vật, hóa chất,… sẽ kích thích niêm mạc họng
gây ho nhiều hơn. Tránh xa yếu tố tác động này sẽ giúp cải thiện cơn ho. Ngoài
ra, các tác nhân dễ gây kích thích cũng nên tránh xa như: phấn hoa, lông động vật,
bụi, khói thuốc lá,…
3.4. Uống nhiều nước
Uống
nước không chỉ làm sạch và dịu đường họng mà còn làm loãng chất nhầy ở họng, giảm
cơn ho nhanh chóng.